( Chuyện có thật tại Nha Trang )
– Nội có biết con là ai không ?
Tôi hạ thấp giọng, chậm rãi hỏi bà nội, hỏi vậy thôi chứ câu trả lời của bà tôi cũng đã thừa biết. Bà nội tôi đang nằm trên giường bệnh, nghe tôi hỏi, mắt bà nheo lại, các nếp nhăn xô lại nhau như cố sức giúp cho con mắt thấy rõ hơn, bà ngước lên nhìn tôi, chăm chú một lát, rồi bà lắc đầu thều thào:
– Không biết…
Tôi khẽ trút một hơi thở dài, vắt cái khăn, rồi ngồi xuống một bên lau người cho bà.
Bà tôi tên Mùa, Trần Thị Mùa, ở cái tuổi 77 thì cũng như bao người già khác, bệnh tật nó kéo đến hành hạ cũng là điều bình thường.
Tôi còn nhớ đó là ngày 22/9/2019, bà tôi đột ngột bị một cơn tai biến, tôi cấp tốc đưa bà vào bệnh viện tỉnh Nha Trang.
Các bác sĩ cũng đã cố gắng tận tình chữa chạy, nhưng cuối cùng thì cũng chỉ tạm giữ lại mạng sống cho bà, còn thân bà vẫn bị liệt, không đi lại được, cả ngày chỉ nằm một chỗ, mỗi ngày ăn được một ít cháo.
Tất cả mọi việc chăm sóc, rửa ráy, cho bà ăn, thay quần áo… thì đều là tôi tự tay lo cho bà. Mỗi sáng bắt đầu bằng việc bế bà đi toilet, rửa ráy… nhưng rồi sau đó bà cũng không thể đi tiểu được, bác sĩ phải thông tiểu cho bà.
Đã vậy lại cộng thêm việc bà bị lẫn, tên tiếng Anh người ta gọi là…là gì ấy nhỉ ? À ! là bệnh Ao Giai Mơ (Alzhemer).
Bà chẳng còn nhận ra được ai, giống như mọi trí nhớ của bà bị một đám sương mù che phủ, chẳng còn gì rõ ràng nữa cả.
Dù cho tôi có giới thiệu cả trăm lần tôi chính là Nguyễn Bảo Phi , là đứa cháu trai của bà đây, thì cũng chỉ lát sau, bà sẽ hỏi lại :
– Cậu ơi, cậu tên gì ? Sao cậu tốt với tôi thế ?
Có nhiều đêm, bà không ngủ, bà cởi tất cả quần, cởi cả tã ra, rồi bà nói đi giặt đồ, giải thích mãi bà mới chịu thôi. Khiến tôi và những bệnh nhân khác cùng phòng được một đêm mất ngủ.
Trước kia, khi bà chưa bị tai biến. Hàng ngày ở nhà tôi luôn ép bà niệm Phật. Tôi cứ niệm làm mẫu vài câu:
– Bà niệm đi ! Nam Mô A Di Đà Phật ! Nam Mô A Di Đà Phật !
Thì bà cũng nể tôi mà cố niệm Phật được một lúc.
Bây giờ, tại giường bệnh, mỗi lần bà nói lung tung, tôi lại một chiêu thức cũ làm tới, kiên trì ép bà niệm Phật. Mà nói nhỏ nhẹ thì bà đâu có nghe, dù gì trong mắt bà thì tôi cũng chỉ là một người xa lạ tốt bụng mà thôi.
Tôi đành phải ra hạ sách, nghiêm giọng lại, tăng volum lên một chút, ra cái vẻ nguy hiểm mà ép bà :
– Bà niệm đi ! Nam Mô A Di Đà Phật ! Nam Mô A Di Đà Phật !
Thấy tôi hơi gằn giọng, bà cũng sợ và bắt đầu niệm theo : “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật”.
Là một Phật tử tu theo Tịnh Độ Tông nhiều năm, tôi biết câu niệm Phật vi diệu đến mức nào.
Không phải chỉ biết thông qua lí thuyết, qua những câu chuyện niệm Phật của linh ứng của người khác kể, mà chính bản thân tôi cũng cảm nhận được những chuyển biến vi diệu trong thân tâm, từ khi tôi bắt đầu chuyên cần niệm Phật.
Nhưng trường hợp của bà, có lẽ đã quá nặng. Cả một đời bươn trải, quay cuồng với vòng xoáy danh lợi, đua chen với đời, nghiệp to nghiệp nhỏ gây ra chắc cũng không ít.
Nghĩ cuộc đời thật phũ phàng, giành giật tranh đua bao nhiêu năm, những cái được thì đã theo thời gian tan biến hết, những cái mất thì giờ đây tích tụ lại bủa vây lấy bà.
Rồi sẽ đến cái ngày thần chết tìm đến – con người không một ai không phải đối diện với cái ngày ấy cả, mọi thứ sẽ phải quẳng lại hết, không gì mang theo được trừ những NGHIỆP bà đã tạo.
Nhắc đến cái chết, thì ai nấy né tránh, xua tay không muốn bàn tới. Nhưng thế thì cái chết sẽ không đến sao ? Chỉ là tự lừa dối mình.
Tôi thì khác, tôi đặt cái chết trong tâm trí mình như một lời nhắc nhở, để mà biết được cái gì thật sự quan trọng với mình. Từ đó tầm nhìn của tôi với cuộc đời này mới được nới rộng ra, để có thể học thêm những điều thật sự ý nghĩa của cuộc sống, để có thể thấm thía từng câu chữ mà Đức Phật dạy trong kinh điển.
Xong đâu phải ai cũng có thể hiểu được. Nhìn sang bà nội đang nằm co ro trên giường bệnh, tôi lại thoáng buồn.
Haizz ! Nghiệp chướng cả một kiếp người, thậm chí là của cả những kiếp xữa nữa, nay đã đến lúc trổ quả. Giá như mười, hai mươi năm trước, bà cũng có duyên biết đến Phật Pháp như tôi bây giờ. Có lẽ mọi chuyện sẽ tốt hơn. Giá mà…
Tôi ép bà niệm Phật, cũng là cố gắng vớt vát phần nào đó thôi, được linh ứng thì quá tốt, còn không được thì cũng là gieo thêm những nhân lành, tạo thành những chủng tử Bồ Đề cho những kiếp sau của bà.
Nhưng không lẽ, thật sự tôi không thể làm gì tốt hơn sao ?
Không đúng! Tôi vẫn chưa tận lực hết mình. Vẫn còn nhiều cách khác trong Phật Pháp tôi đã biết mà chưa làm. Cần phải tạo đại thiện nghiệp, đại công đức hồi hướng cho bà, mới có thể tạo nên kì tích. Ấn tống (tặng kinh sách) chẳng hạn, đó là một công đức siêu việt.
Đức Phật dạy “ Pháp thí thắng mọi thí” (Bố thí, tặng trí tuệ, tặng hiểu biết chân chính về Phật Pháp cho mọi người là công đức vượt trên mọi việc bố thí, giúp đỡ khác, vượt hơn cả thí vô úy- cứu mạng người khác) Tại sao không ?
Chiều hôm ấy, tôi quyết định bắt tay vào làm. Gần đây qua facebook Quang Tử, tôi có biết đến cuốn “Bệnh viện trả về, Phật Pháp cứu sống”, không chỉ là một cuốn sách viết về Nhân quả, về Phật Pháp, mà trong đó còn hướng dẫn cụ thể cách ứng dụng luật Nhân quả, áp dụng những lời Phật dạy làm tiêu trừ nghiệp chướng, bệnh tật.
Người đọc không chỉ tìm được cách trị bệnh hiệu quả, mà còn tăng trưởng thêm phước đức, trí tuệ, hóa giải mọi nghiệp chướng, thêm duyên lành với Phật Pháp đến vô lượng kiếp sau, thật là lợi ích trùng trùng điệp điệp. Vậy nên tôi chọn ấn tống sách này, được bao nhiêu công đức sẽ hồi hướng cho bà nội tôi, cầu cho bà mau khỏi bệnh.
Tôi lên Google tìm kiếm, và dễ dàng tìm được file cuốn sách “Bệnh viện trả về, Phật Pháp cứu sống” trên website: nhanqua.com.vn
BỆNH VIỆN TRẢ VỀ, PHẬT PHÁP CỨU SỐNG (2019)
Tôi tải xuống file sách, rồi mỗi ngày copy một bài trong đó, đăng lên fanpage của tôi cùng những trang facebook khác mà tôi có thể đăng. Kiên trì đăng như thế cho đến khi hết cuốn sách, khoảng gần 30 bài, và nhận được rất nhiều sự hưởng ứng của cộng đồng mạng.
Thời nay số người đọc sách khá ít so với số lượng đông đảo những người thích lướt Facebook, thế nên ấn tống cách này hiệu quả hơn rất nhiều cách in sách ra tặng. Đăng xong tất nhiên tôi không quên hồi hướng công đức cho bà nội sớm bình phục.
Thật không ngờ, chỉ sau ngày đầu tiên tôi đăng bài, bà tôi đã bắt đầu có chuyển biến: bà đã tỉnh táo hơn hẳn mọi khi, chỉ thỉnh thoảng mới bị lẫn thôi.
Tiếp tục hai ngày sau đó, từ chỗ chỉ nằm một chỗ, bà chỉ cần bà nắm tay tôi, là đã có thể tự đi được. Mỗi bữa bà cũng ăn được nhiều cháo hơn, sắc diện tốt hẳn ra.
Đến ngày 1/10/2019 bà xuất viện về nhà. Qua chiều hôm sau, tôi thử yêu cầu bà tự một mình đi bộ trong phòng khách, và mỗi bước chân đều niệm một câu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Và bà đã làm được. Tôi muốn vỡ òa vì vui sướng theo từng bước chân chậm rãi của bà.
Tôi để máy niệm danh hiệu Phật mở liên tục ở cạnh bên bà để bà niệm theo, điều này giúp trí nhớ bà hồi phục rất nhanh.
Vài hôm sau đó, bà hầu như đã hoàn toàn bình phục, không bị lẫn, đi lại sinh hoạt như người bình thường, chỉ là sức còn hơi yếu, cần tẩm bổ thêm .
Và đến hôm nay, khi tôi viết những dòng này ( tháng 11/2019), thì bà tôi đã có thể đi chợ mỗi ngày trước con mắt ngạc nhiên của hàng xóm láng giềng. Chẳng nói thêm thì các bạn cũng đoán ra tôi mừng vui đến mức nào.
Thế đấy, Phật Pháp nhiệm màu, nhiều người cũng biết điều ấy, rất nhiều người vẫn hay nói câu ấy. Nhưng không phải là cứ cầu xin là được. Không ! Sự nhiệm màu chỉ thực sự đến khi ta bắt tay vào làm theo những gì Phật dạy. Tôi đã làm và được kết quả như bạn thấy. Vậy còn bạn ?
(Quang Tử – viết lại từ lời kể của Nguyễn Bảo Phi, cửa hàng Trái Cây Di Đà
Địa Chỉ : Thôn Tứ Chánh, Vạn Bình, Vạn Ninh, Khánh Hòa. Điện thoại : 0352 815 337)