BẰNG CHỨNG LUÂN HỒI : PHI CÔNG ĐỨC ĐẦU THAI THÀNH NGƯỜI ANH

0
748

Vào khoảng cuối năm 1983, một bài báo đăng trên Woman’s Own được gửi đến Đại học Y khoa Virginia, Mỹ, nằm trên bàn làm việc của tiến sĩ Ian Stevenson- nhà khoa học nghiên cứu về các bằng chứng luân hồi. Bài báo miêu tả về một cậu bé tên Carl Edon sinh ngày 29/12/1972 tại thành phố Middlesbrough, vùng Đông Bắc nước Anh.

Ngay từ nhỏ, cậu bé Carl Edon đã hay nằm mơ thấy những cơn ác mộng, và bật dậy la hét giữa đêm. Cậu kể với bố mẹ rằng cậu là một phi công Đức đã chết trong Thế chiến 2, máy bay của cậu bị rơi, chân phải cậu bị đứt lìa và mất máu đến chết.
Bố mẹ cậu an ủi cậu rằng đó chỉ là mơ. Nhưng cậu thì khăng khăng cậu thực sự đã sống qua kiếp sống đó, và để chứng minh, cậu chỉ vào đùi phải, ở đó có những vết bớt lấm tấm màu đỏ. Tất nhiên bố mẹ cậu biết có vết bớt ở đó, xong không ngờ con trai lại lấy nó để chứng minh cho câu chuyện của cậu.
-Nó thực sự đã xảy ra – cậu bé quả quyết- Con đã chết. Một trong những động cơ của chúng con bị hỏng và con đã mở một cánh cửa để cố gắng thoát ra ngoài, nhưng chân phải của con đã không còn.
Mọi chuyện chưa dừng lại, lên năm tuổi, mẹ cậu – bà Val ngạc nhiên khi cậu vẽ một bức tranh khá chỉnh chu, không hề nghệch ngoạc như những đứa trẻ vẽ tí nào. Trong hình là biểu tượng con chim đại bàng dang cánh sang hai bên, phía dưới là một biểu tượng chữ vạn. Khi được mẹ hỏi về ý nghĩa bức vẽ, cậu hào hứng kể rằng, đây là phù hiệu không quân mà cậu từng đeo.

Mẹ cậu giật mình khi nhận ra, đó đúng là biểu tượng của Đức Quốc xã. Nhưng chưa, lần khác cả gia đình lại thêm một sự ngạc nhiên lớn hơn khi Carl tròn 6 tuổi, bố cậu bé – ông Jim Edon tìm thấy một bức tranh vẽ mô tả cực kì chi tiết mọi thứ trong một buồng lái máy bay, với đầy đủ các loại đồng hồ, thiết bị đo đạc, và cần gạt, bố trí theo một trật tự rất chuyên nghiệp.
Thấy bố có vẻ quan tâm, Carl Edon kể rằng đây là hình vẽ bên trong buồng lái của một chiếc máy bay Messerschmitt. Rồi cậu chỉ cho ông vào một cái bàn đạp màu đỏ nằm phía dưới và giới thiệu, đây là tay cầm để thả bom. Bức tranh như một bằng chứng để bố mẹ tin rằng câu chuyện cậu đã kể là sự thật chứ không phải mơ.
Nhưng ông Jim- bố cậu vốn là một người theo đạo Thiên Chúa không tin có luân hồi. Ông phải tìm cho ra sơ hở để bác bỏ câu chuyện của con trai. Ông hỏi:
– Vậy con đã mặc đồng phục gì ?
– Quần dài màu xám, nhét vào đôi bốt da cao đến đầu gối và áo khoác đen – Carl trả lời không chút do dự.

Vài ngày sau, Jim cầm bức tranh của con trai đến thư viện thành phố Middlesbrough để tìm cho ra sơ hở. Ông đinh ninh rằng ông đã tìm ra, vì với những gì ông nhớ, thì Messerschmitt không phải máy bay ném bom, nó chỉ là một chiếc máy bay chiến đấu. Ông tìm kiếm mọi loại sách về không quân Đức Quốc xã mà thư viện có để tra cứu.
Ruốt cuộc, sự thật đã làm ông thất vọng. Một cuốn sách có in hình chi tiết bên trong của chiếc máy bay Messerschmitt, với đồng hồ, cần gạt, phù hiệu… đúng như tranh mà con trai ông- Carl Edon vẽ, và nó chính là một chiếc máy bay ném bom. Đồng phục của phi công cũng đúng như Carl nói: quần dài màu xám, nhét vào đôi bốt da cao đến đầu gối và áo khoác đen.
Jim sốc thực sự, hóa ra chính ông mới là người phải thay đổi quan điểm. Ông đành chấp nhận rằng, con trai ông có một tiền kiếp là một phi công Đức đã tử nạn, ngoài ra không còn cách lí giải nào khác.
Vài năm sau, Carl Edon vẫn tiếp tục kể lại tiền kiếp của mình chi tiết hơn, về nơi cậu đã sinh ra và lớn lên – một ngôi làng ẩn mình giữa những ngọn đồi trong rừng ở Đức. Tên bố cậu ở tiền kiếp là Fritz, còn tên mẹ thì không thể nhớ được, chỉ biết rằng bà đeo một cặp kính cận và rất lớn, với mái tóc đen được búi chặt lại phía sau. Từ nhỏ, cậu đã được bố mẹ phân công làm việc nhà, chặt gỗ và đẩy về nhà bằng xe rùa, nếu không sẽ phải đối mặt với cơn giận của mẹ.
Lớn lên, cậu và các anh em trong nhà đều nhập ngũ. Trong quân ngũ, cậu và đồng đội sống trong doanh trại, với rất nhiều túp lều nhỏ xếp thành hàng, với hội trường có treo hình Hitler, và mọi người lấy nước từ máy bơm.
Và chi tiết quan trọng nhất. vào ngày mà cậu chết, khi đó cậu 23 tuổi, trong lúc chiến đấu, máy bay trúng đạn, động cơ hỏng và nó bắt đầu rơi nhanh về phía các tòa nhà dưới mặt đất. Cậu đang ở trong buồng lái, cảm nhận được sự rung lắc dữ dội của thân máy bay.
Cậu không thể thoát ra vì chân phải đã bị đứt lìa, máu tuôn xối xả. Rầm ! Một vụ va chạm rất mạnh, cậu thấy các mảnh kính văng khắp nơi, còn cậu bị kẹt trong đó, thương tích đầy mình và chảy máu đến chết.
Không chỉ miêu tả các sự kiện kiếp trước, Carl còn tiên đoán kiếp này, giống như kiếp trước, cậu sẽ chỉ sống chưa đến 25 tuổi. Như vậy, cậu từ một phi công Đức ném bom xuống nước Anh, bị tử trận ở Anh, rồi lại đầu thai thành một người Anh, và dự đoán sẽ chết trẻ.
Tiến sĩ Stevenson sau khi đọc kĩ bài báo, đã cử một cộng sự là Tiến sĩ Nicholas McClean-Rice, đến phỏng vấn Carl. Tuy nhiên, với những dữ liệu trên thì chưa khẳng định được điều gì, vì còn phải tìm ra tung tích của người phi công Đức đó để đối chiếu, mà việc đó thì lại quá khó. Nên trường hợp của Carl Edon đành gác lại đến nhiều năm sau.
Mùa hè năm 1995, Carl Edon chết trong một vụ ẩu đả, bị đâm 37 nhát dao, đúng như khoảng thời gian mà cậu đã dự đoán từ nhỏ. Câu chuyện của cậu có lẽ sẽ chìm vào quên lãng, nếu như không có một sự kiện xảy ra vào 2 năm sau.
Tháng 11/1997, các công nhân của cơ quan cấp nước Northumbrian đang đào một đường ống dẫn nước thải tại một địa điểm ở Clay Lane, cách hộp tín hiệu Grangetown vài dặm, thì phát hiện ra một xác máy bay. Vì sợ xung quanh có bom chưa nổ, nên quân đội được gọi đến xử lí.
Vài hôm sau, một đội chuyên gia xử lý bom từ RAF Wittering gần đó bắt đầu khai quật hiện trường. Chiếc máy bay sau đó sớm được xác định là một máy bay ném bom Messerschmitt, thuộc một đơn vị Không quân Đức Quốc xã, căn cứ tại Schiphol, Hà Lan.
Kiểm tra nhanh các hồ sơ cho thấy đó là chiếc máy bay đã rơi vào tối ngày 15/01/1942 sau khi trúng đạn gần bờ biển và va chạm với một quả khinh khí cầu, trong máy bay là một tổ đội 4 phi công.
Vào năm đó, khi máy bay rơi, quân đội Anh đã lấy ra 3 thi thể phi công, còn một thi thể nữa bị kẹt không lấy ra được, nên người ta đã chôn luôn cùng chiếc máy bay, để nhanh chóng nối lại giao thông.
Thi thể thứ 4 vẫn nằm đó cho đến tận ngày nay, lục hồ sơ, người ta xác định được danh tính, là của xạ thủ máy bay, Heinrich Richter.
khi mọi người đào lên, thấy nó khá hoàn chỉnh, trừ một chi tiết : xương đùi phải đã tách lìa khỏi cơ thể, chứng tỏ phi công này đã bị đứt rời chân trước khi chết.
Ngoài ra, họ còn phân tích thêm một chi tiết, phi công này đang ngồi ở vị trí xạ thủ, nằm trong một quả cầu thủy tinh phần dưới máy bay. Khi va trạm, quả cầu thủy tinh đã vỡ tan thành nhiều mảnh vụn.
Các chi tiết trên đều ăn khớp với câu chuyện mà Carl Edon đã kể, khi máy bay rơi, cậu bị đứt lìa chân phải, và thấy hàng ngàn mảnh kính vỡ.
Sau này, nhà sử học Bill Norman của Middlesbrough, một người cũng rất quan tâm đến sự việc luân hồi của Carl Edon, đã tìm được gia đình của phi công Heinrich Richter, và xác minh được những chi tiết mà Carl kể về gia đình tiền kiếp đều ăn khớp với Heinrich Richter. Đến đây, mọi chứng cứ đã xác thực những lời kể của Carl Edon là sự thật, cậu chính là phi công Heinrich Richter đầu thai.
Ông hỏi xin một bức ảnh của anh ta. Khi đối chiếu hai bức ảnh chụp của Heinrich Richter với Carl Edon, người ta không khỏi kinh ngạc. Họ giống nhau đến kì lạ, chẳng qua Heinrich gầy hơn Carl mà thôi.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận