Cậu sinh viên khổ sở
Một sinh viên khoa nhạc đang bước vào phòng tập, trên chiếc piano có đặt một bản nhạc mới.
“Khó quá …”, anh ta lắp bắp nói một mình, cảm thấy nao núng và mất tự tin đối với việc đánh đàn. Đã ba tháng trôi qua từ khi được vị giáo sư mới này hướng dẫn, anh ta không biết tại sao ông lại dùng phương pháp này để dạy học sinh. Với dáng vẻ miễn cưỡng, anh ta bắt đầu dùng mười đầu ngón tay để “chiến đấu” trên những phím đàn.
Vị giáo sư hướng dẫn anh ta là một thầy giáo dạy piano nỗi tiếng. Khi dạy ngày đầu tiên, ông đã đưa một bản nhạc cho anh: “Em hãy thử đánh đi”. Vì bản nhạc rất khó, nên khi anh ta đánh nghe âm thanh cứng nhắc và mắc nhiều lỗi. “Vẫn chưa được thuần thục lắm. Về nhà em phải luyện tập thêm nhé”, khi tan học vị giáo sư đã dặn dò anh ta.
Anh ta đã luyện tập trong vòng một tuần. Sang tuần thứ 2 anh dự định đánh bản nhạc cho giáo sư nghe, không ngờ giáo sư lại dưa cho anh ta một bản nhạc còn khó hơn bản nhạc lần trước và nói “Hãy thử đỉ”. Giáo sư không hề đả động gì đến bản nhạc của tuần trước và anh ta lại phải vật lộn với những thách thức của bản nhạc khó một lần nữa. Tuần thứ 3 một bản nhạc khó hơn nữa lại xuất hiện.
Tình hình cứ tiếp tục như thế, mỗi lần lên lớp anh ta lại bị hành hạ bởi một bản nhạc mới, sau đó đưa bản nhạc đó về nhà luyện tập, tiếp đó khi trở lại lớp học vào tuần kế tiếp lại gặp một bản nhạc có mức độ khó gấp đôi. Dù đã cố gắng lắm rồi nhưng anh ta vẫn không theo kịp và cho dù đã luyện tập kỹ ở nhà nhưng đến lớp anh ta vẫn không có được cảm giác nhẹ nhõm và thành thục. Anh ta ngày càng cảm thấy lo lắng bất an và bắt đầu nhụt chỉ.
Giáo sư bước vào phòng tập. Anh ta không chịu đựng nổi nữa và thấy rằng cần phải hỏi cho ra nhẽ tại sao trong ba tháng nay ông lại liên tục giày vò hành hạ anh bởi những bản nhạc khó ấy. Vị giáo sư không nói câu nào và lôi ra bản nhạc của tuần đầu tiên đưa cho anh ta và nói: “Hãy đánh đi”. Ông nhìn anh ta với ánh mắt kiên định.
Kết quả không thể ngờ tới, đến anh ta cũng vô cùng kinh ngạc. Anh ta lại có thể đánh bản nhạc này tuyệt vời và cảm động đến thế. Giáo sư lại đưa cho anh bản nhạc của tuần thứ hai, anh ta vẫn thể hiện được trình độ diễn xuất tuyệt vời của mình. Sau khi diễn tấu kết thúc, anh ta sững sờ nhìn thấy, không nói nên lời.
“Nếu như tôi cứ để anh luyện tập những bản nhạc mà anh đã quen rồi, có lẽ bây giờ anh vẫn luyện tập bản nhạc đầu tiên và anh sẽ không đạt được trình độ như hiện nay…”, vị giáo sư chậm rãi nói.
Luận bàn : bài học không lời từ “thử thách”
Vị giáo sư đã khéo léo dạy học trò vượt qua giới hạn của mình bằng phương pháp “thử thách liên tục.” Đây là một phương pháp dạy độc lạ với hiệu quả bất ngờ, không phải ai cũng dám thử. Đây là bí quyết của ông ấy
- Đẩy bản thân ra khỏi vùng an toàn:
- Vị giáo sư không cho học sinh của mình “bám víu” vào những bản nhạc quen thuộc để hài lòng với hiện tại. Thay vào đó, ông liên tục đặt ra những thử thách mới. Điều này tương tự như trong cuộc sống: nếu ta cứ mãi làm những việc dễ dàng, ta sẽ không bao giờ phát triển.
- Ví dụ, trong thể thao, một vận động viên luôn phải tăng dần mức độ bài tập mới có thể đạt đỉnh cao. Những vận động viên cử tạ chẳng hạn, không thể nâng mãi một mức tạ cố định nếu muốn cơ bắp phát triển.
- Hiệu ứng tích lũy:
- Những bản nhạc khó trong câu chuyện thực chất đã rèn luyện “âm thầm” các kỹ năng của người học, ngay cả khi anh ta không nhận ra.
Tư duy của cậu học trò, cũng như nhiều người trong xã hội quá đặt nặng vào sự công nhận, thông qua thành tích khi kiểm tra, mà không hiểu rằng cái quan trọng là sự tích lũy khả năng thông qua thử thách. Vị giáo sư đã lật ngược lại vấn đề, đặt trọng tâm vào thử thách, thay vì thành tích. Và cậu học trò chỉ nhận ra kết quả khi quay lại bản nhạc cũ, kỹ năng đã được tích lũy khiến anh ta chơi một cách thành thạo. - Trong học tập, ví dụ này rất rõ: khi học ngoại ngữ, ban đầu chúng ta thấy khó khăn với các từ vựng hay cấu trúc mới, nhưng qua thời gian, khi được luyện tập trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, chúng ta lại thấy dễ dàng hơn rất nhiều.
- Những bản nhạc khó trong câu chuyện thực chất đã rèn luyện “âm thầm” các kỹ năng của người học, ngay cả khi anh ta không nhận ra.
Kết luận:
Câu chuyện nhắc nhở chúng ta rằng những điều khó khăn trong cuộc sống không phải là rào cản, mà là bệ phóng. Nếu muốn tìm thấy phiên bản tốt hơn của chính mình, hãy quẳng mình vào những thử thách. Hãy nhớ rằng, như vị giáo sư đã nói: Nếu bạn cứ dừng lại ở những điều quen thuộc, bạn sẽ không bao giờ thấy được đỉnh cao mà mình có thể đạt tới.