CHUYỆN GÌ ĐÃ XẢY RA VỚI POMPEII THÌ CŨNG CÓ THỂ XẢY RA VỚI CHÚNG TA !

1
2076

Năm 79 sau công nguyên, núi lửa Vesuvius ở bờ biển phía đông của miền Nam nước Ý phun trào, tro núi lửa cực độc phủ trùm khắp nơi với nhiệt độ lên đến 5000 độ C. Dòng dung nham tuôn chảy cùng những trận động đất kinh hồn, mọi người thấy trời đất như trong ngày tận thế.
Đối với người Pompeii, một thành phố ở gần đó thì đó không phải “như”, mà đúng là tận thế thực sự. Chỉ trong mười mấy tiếng, thành Pompeii xa hoa mỹ lệ và thị trấn Herculaneum đã bị thiên nhiên tiêu diệt, khoảng 20.000 người bị nhấn chìm trong dung nham và tro núi lửa.
Hàng ngàn năm sau, các nhà khảo cổ vào năm 1738 mới khai quật được các tàn tích, và phát hiện ra câu chuyện bí ẩn bị chôn vùi dưới lớp đá núi lửa đã nguội lạnh.
Vì đâu có thảm kịch này ? Chỉ là ngẫu nhiên, hay đằng sau đó là một quy luật ?
Ngay sau đây, bạn sẽ có đáp án.
Pompeii được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, bởi người Oscan. Pompeii có khi là một quốc gia độc lập, có khi thuộc sự cai trị của La Mã.
Với vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương, lại có khí hậu quanh năm nắng ấm dễ chịu, thiên nhiên ưu đãi phong phú sản vật, Pompeii nhanh chóng phát triển kinh tế, trở thành một hải cảng cực kì giàu có, phồn thịnh. Nó thu hút những người thượng lưu giàu có, quyền lực ở mọi nơi đến xây dựng những chốn ăn chơi, nghỉ dưỡng, giải trí, vậy nên dân cư ngày càng trở nên đông đúc, sung túc hơn.
Mọi thứ đến đây có vẻ rất tuyệt vời, chẳng phải bao nhiêu người vẫn luôn mơ ước được như thế sao ? Vậy ta cùng xem khi giàu có rồi thì người dân Pompeii nghĩ gì? Và làm gì?
Có một quy luật được cài đặt sẵn trong tâm lý con người, đó là : khi con người ta quá đầy đủ về vật chất, họ sẽ lao vào hưởng thụ sung sướng. Hưởng chán dục lạc này, họ sẽ đi tìm dục lạc mạnh hơn, mới hơn để hưởng thụ tiếp, hết ăn đến uống, hết uống, đến tình dục, hết tình dục đến giết chóc … cấp độ ngày càng tăng dần để tìm cảm giác khoái trá, cứ thế nối tiếp bất tận. Đó là một quy luật.
Và nếu như không có một GIÁO LÝ MANG TÍNH TRÍ TUỆ đủ sức mạnh để ảnh hưởng, để răn dạy, kìm hãm dục vọng, con người ta tự nhiên sẽ bị dục vọng nhấn chìm, khiến cho đạo đức suy đồi không phanh.
Rất tiếc, người dân Pompeii đã không có một hệ thống giáo lý như vậy. Họ vô thần, không tin, không quan tâm đến quy luật vũ trụ, tâm linh thần thánh, nhân quả nghiệp báo, đạo đức tu dưỡng… gì hết.
Điều dân Pompeii tôn thờ duy nhất là: HƯỞNG THỤ CHO TRỌN VẸN HẾT HÔM NAY.
Trên các hiện vật được khai quật, người ta tìm thấy những câu khẩu hiệu được khắc trên đồ vật, trên tường… khắp nơi như sau :
“ Hãy tận hưởng cuộc sống, vì ngày mai nào ai biết được”
“Kiếm tiền là niềm vui”
“ Rượu vang và phụ nữ hủy hoại cơ thể chúng ta, nhưng ngoài những điều đó ra, cuộc sống còn có ý nghĩa gì ?”
Họ nghĩ như vậy, và đây là những gì người dân Pompeii đã làm, hãy xem để thấy quy luật tôi vừa nói trên có đúng không ?
Đầu tiên phải nói đến việc ăn uống.
Dân Pompeii đặc biệt chú trọng việc thỏa mãn vị giác. Khi đã quá no đủ, mà tiền bạc thì vẫn còn thừa mứa, dân Pompeii đã ra sức sưu tầm và chế biến đủ loại sơn hào hải vị độc – lạ như : lưỡi cò, gan chim dạ oanh, nhím biển Tây Ban Nha, hươu cao cổ Bắc Phi, hồng hạc Địa Trung Hải .v.v…
Họ ăn bất chấp mọi thứ, miễn là cái lưỡi thấy thỏa mãn. Thậm chí, họ còn cho lươn biển ăn thịt những người nô lệ bị giết, vì cho rằng như thế thịt lươn sẽ ngon hơn.
Nhà hàng mọc lên chi chít khắp nơi, các bữa tiệc vương giả nối nhau không ngớt. Người người, nhà nhà thi nhau ăn uống, đổ dồn tâm huyết vào việc chế tạo rượu ngon cùng những của lạ. Khiến Pompeii một thời được coi là “kinh đô rượu” của Địa Trung Hải.
Xong chưa hết, dân Pompeii còn chế ra cả tư thế ăn riêng, sao cho thật sung sướng, đó là trào lưu “nằm ăn”.
Những người giàu có, quyền thế sẽ nằm nghiêng trên những phiến đá cẩm thạch, lót nệm êm, xung quanh là đầy nô lệ đứng phục vụ, để tận hưởng những bữa tiệc xa hoa thâu đêm suốt sáng, ngày này qua tháng khác.
Nếu đã ăn uống quá no nê mà tiệc chưa muốn tàn, họ lại tìm nhiều cách nôn ói hết thức ăn ra, để có thể tiếp tục ăn uống.
Và họ ăn với một sự lãng phí khủng khiếp để thế hiện đẳng cấp, một chùm nho cắn một trái rồi vứt cả chùm, một tảng thịt quý hiếm chế biến công phu, cắn một miếng rồi vứt cả tảng xuống đất.
Tiếp đến, người Pompeii còn khiến thế giới kinh ngạc về độ dâm loạn.
Khi khai quật tàn tích, các nhà khảo cổ tìm thấy đủ các loại tranh bích họa, tượng điêu khắc miêu tả các cảnh khiêu dâm trắng trợn, tục tĩu được bài trí ở khắp mọi nơi, từ trên tường nhà, đến xưởng sản xuất, đến nhà hàng, nhà trọ, đến cả đèn đường, ly rượu… Chúng miêu tả những cảnh dâm loạn tập thể, từ già trẻ nam nữ, đến đồng tính, thậm chí cả người giao hợp với thú vật.
Nó cho thấy dân Pompeii đã không còn một chút e ngại, dè dặt nào, mà với họ, sự dâm loạn đã trở thành một điều tự hào để họ phô trương và bảo tồn thông qua các bức điêu khắc.
Cảnh trụy lạc dường như không ngớt tại 25 nhà thổ (lầu xanh) từ xa hoa đến bình dân, cùng rất nhiều các phòng tắm xông hơi chung cả nam lẫn nữ, chưa kể nhà riêng. Các nhà khảo cổ khi nghiên cứu di thể của dân Pompeii, họ ngạc nhiên khi thấy ngay cả những đứa trẻ Pompeii cũng mắc bệnh giang mai, đủ để thấy tình trạng dâm loạn ở xã hội Pompeii nghiêm trọng như thế nào.
Và đỉnh điểm, khi các thú vui xác thịt không còn làm người ta thỏa mãn, thì dục vọng sẽ bị đẩy lên đến mức độ nghiêm trọng nhất, tàn ác nhất : vui sướng trên đau khổ của người khác.
Một đấu trường với sức chứa 12.000 người được dựng lên, đủ để chứa 60% dân số Pompeii, nó còn có trước cả đấu trường La Mã nổi tiếng đến 50 năm.
Đây không phải chỗ thi đấu thể thao gì cả, mà là đấu trường chém giết sinh tử giữa các tù nhân, nô lệ và thú dữ. Dân Pompeii thường tụ họp về đây để xem những trận đấu đẫm máu “một sống một chết”, hò reo khoái trá, và coi đó là một thú vui, một phần quan trọng của cuộc sống.
Từ đó các hoạt động buôn bán nô lệ càng trở nên nhộn nhịp, những người nô lệ bị giam nhốt, tra tấn, bị đem ra hành hạ nhằm mua vui, bị đối xử không khác gia súc.
Đọc đến đây, hẳn nhiều người phải thốt lên kinh ngạc trước mức độ suy đồi đạo đức nghiêm trọng của dân Pompeii.
Đừng nói đến những người tôn sùng những giới luật, các điều răm cấm của Đạo Phật, Đạo Nho… ngay cả những người vô thần, dễ dãi nhất trong xã hội hiện nay cũng cảm thấy bàng hoàng trước những kỉ lục của Pompeii.
Tham lam – lãng phí – dâm loạn – sa đọa – tàn ác – ngu muội… mọi thứ đều được dân Pompeii phá kỉ lục thế giới. Họ cứ thế sống trong một thời gian dài hàng thế kỉ, xa hoa và sa đọa. Khiến cho không ít người có lương tri phải hoài nghi về quy luật công bằng của vũ trụ, phải ngửa mặt lên trời than thở : “Vì sao trời không có mắt ?”
Thực ra, quy luật Nhân quả nghiệp báo của vũ trụ thì không có sai, “ông trời thì vẫn luôn có mắt”, xong mọi thứ cần có thời gian, rồi việc gì phải đến sẽ đến.
Vào ngày 8/2 năm 62 sau công nguyên, một trận động đất mạnh đã xảy ra, phá hủy nhiều tóa nhà. Xong dân Pompeii không thấy đó là vấn đề gì cả. Họ xây dựng lại và tiếp tục cuộc vui bất tận của họ.
Những trận động đất nhỏ ngày càng diễn ra nhiều hơn, thậm chí ngọn núi Vesuvius cách thành phố 10 km về phía Bắc đã tỏa ra một làn khói trắng như một lời cảnh báo cuối cùng, xong mọi người còn bận vui chơi hưởng thụ, nên chẳng ai quan tâm.
Ngày 24/8 năm 79, khi ngọn núi lửa Vesuvius vỡ òa trong sự giận dữ, dân Pompeii mới thực sự biết như thế nào là “Nghiệp quật”.
Những dòng dung nham nóng bỏng tuôn trào, tro núi lửa bốc lên mù mịt, che kín trời, bao phủ toàn bộ mặt đất hàng chục km quanh đó, với nhiệt độ thiêu đốt lên đến 5000 độ C.
Bầu trời tối sầm lại, sấm chớp đùng đoàng, mặt đất rung chuyển, những tiếng nổ ầm ĩ, đất đá lẫn dung nham rơi xuống từ bầu trời như những cơn mưa, cảnh tận thế cực kì đáng sợ ập đến nhanh không tưởng.
Tất cả mọi người không kịp chạy đi đâu cả, tro bụi núi lửa với nhiệt độ khủng khiếp vụt đến, bao vây mọi ngóc ngách, mọi kẽ hở, phủ lên từng người một lớp tro bụi nóng, rồi đông cứng mọi người dân Pompeii ở tư thế cuối cùng của họ.
Hiện nay, người ta tìm thấy thi hài của họ được phủ một lớp đá núi lửa, như những bức tượng xi măng, người nằm co quắp, người quỳ xuống như van xin, người ôm con giãy giụa. Và người ta còn tìm thấy một thi hài, trong phút cuối, anh ta đã nhanh tay viết vội mấy dòng chữ lên tường : “Tội ác dẫn đến diệt vong”
Chỉ trong mấy tiếng đồng hồ, mọi con người, mọi vật, mọi sự xa hoa tráng lệ đã bị dung nham, đất đá, tro bụi thiêu đốt và nhấn chìm. Pompeii bị xóa sổ khỏi dòng lịch sử, phải đến hàng ngàn năm sau mới nhân loại mới khai quật được tàn tích của họ.
Đối với đa số, kết cục này đã là quá khủng khiếp. Xong với những ai hiểu được quy luật nhân quả luân hồi, thì họ biết, thảm cảnh trên chỉ là khởi đầu cho những hình phạt khủng khiếp và dài hạn hơn trong địa ngục, một cái chết trong tích tắc chưa thế xóa sạch được nghiệp quả của họ đã tạo.
Tuy nhiên, câu chuyện về những người dân Pompeii Quang Tử kể với các bạn hôm nay, không phải là để chúng ta lên án họ. Việc kết án, hãy để dành cho các quy luật vũ trụ. Họ đã chịu trách nhiệm với những sai lầm đã phạm.
Ngược lại, chúng ta cần phải cảm ơn họ, vì những bài học quý giá mà hết sức sống động họ đã để lại cho hậu thế, cho chúng ta.
NHỜ CÓ HỌ, ta hiểu được rằng : quả nhiên, trên đời có tồn tại quy luật NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO. Quy luật này đến rất chậm, nó không xảy ra ngay lập tức, không phải khi dân Pompeii tạo bao nhiêu nghiệp tà dâm, giết chóc… thì ngay hôm sau, tháng sau sẽ có ngay khổ đau đến với họ. Mà kết cục xảy đến sau rất nhiều năm, nhiều chục năm, nhiều trăm năm. Thời gian quả báo đến rất khó biết, xong ta có thể biết rằng : chắc chắn nó sẽ đến. Với người dân Pompeii, nó đã đến thật kinh hoàng.
NHỜ CÓ HỌ, ta hiểu được rằng vật chất trên thế gian này thật Vô thường, phù phiếm. Nay vẫn còn đang giàu có, với thành quách nguy nga, vật chất thừa mứa, sung sướng phủ phê, thì mai người Pompeii đã bị nhấn chìm trong nham thạch, xóa sổ trên bản đồ thế giới. Nếu lại lấy cái vật chất phù phiếm ấy làm mục tiêu sống, thì thật là sai lầm.
NHỜ CÓ HỌ, ta hiểu được rằng : ĐAM MÊ HƯỞNG THỤ LÀ ĐẦU MỐI TAI HỌA, nó kích thích lòng tham phát triển, mà khi lòng tham trong con người ta đã được kích phát, rất khó mà kiềm chế lại. Từ tham ăn, tham uống, đến tham dâm dục, rồi biến thể dần thành những thú vui trụy lạc, tàn ác.
Như người dân Pompeii, họ không phải là những người có tâm lý khác với chúng ta đâu, chỉ là họ có đủ phước báo, có đủ cơ hội để phát triển, đẩy sự hưởng thụ thăng cấp lên dần, đến những cấp độ cao nhất, cuối cùng, chỉ những cuộc dâm loạn tập thể, những đấu trường đẫm máu mới khiến họ cảm thấy thỏa mãn.
Đừng trách họ, vì rằng nếu ta sinh vào hoàn cảnh đó, chưa chắc ta đã thoát ra khỏi vòng xoáy hưởng lạc, mà thanh cao hơn đâu. Vậy nên, nếu bạn thấy cuộc sống còn nhiều khó khăn, cố gắng mãi mà chưa thành triệu phú, tỉ phú, bạn hãy hiểu rằng, xét trên khía cạnh kìm hãm dục lạc, điều đó lại đang có lợi cho bạn.
NHỜ CÓ HỌ, ta hiểu được rằng : có được những PHƯỚC BÁO như giàu sang, quyền quý, thiên nhiên ưu đãi, cuộc sống sung sướng… thực ra là là một điều RẤT NGUY HIỂM.
Trừ khi con người ta được giáo dục, được rèn luyện mà có được một cái Đức rất lớn, đủ mạnh để kiểm soát những khối phước báu, những tài sản, những quyền lực … nếu không, phước báo sung sướng sẽ biến con người ta thành những kẻ sa đọa, mê mờ, ngạo mạn không còn nghe theo lương tri gì nữa.
Và từ đó, ta cảm thấy biết ơn, vì trong xã hội chúng ta đang sống vẫn còn có Đạo Phật, để dạy cho ta biết về quy luật Nhân quả, về những hậu quả thảm khốc khi ta làm sai, dạy ta những phương pháp, những con đường đi chân chính.
Và ta cảm thấy biết ơn, vì xã hội, nhà trường, nhà nước và rất nhiều con người vẫn đang cố gắng, duy trì không để đạo đức biến mất như người dân Pompeii đã bị. Họ vẫn hàng ngày đấu tranh với cái ác, với những thế lực ngầm đang tìm cách làm suy đồi đạo đức xã hội qua những phim đồi trụy, những game độc hại, những trào lưu buông thả, sa đọa, những cuốn sách, video tuyên truyền sai lệch .v.v… tất cả nhằm để tránh một thảm cảnh đã xảy ra với Pompeii.
Rất tiếc rằng, không phải ai cũng học được những bài học mà người Pompeii để lại. Suốt dòng lịch sử , vẫn không ngừng có những dân tộc, những nhóm người, những con người sa đọa vào hưởng thụ, dâm dục, giết chóc… để rồi có những kết cục thê thảm.

3.6 5 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyễn Thanh Bình
Khách
Nguyễn Thanh Bình
1 năm trước

Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật