Bạn sử dụng Facebook được mấy năm rồi ? Trong những năm đó, bạn đã cập nhật được bao nhiêu tin “hot” ? Bạn có bỏ lỡ tin nào, “trend” nào dưới đây không ?
Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam năm 2016. Đội tuyển Pháp vô địch World Cup 2018. Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020 giữa Trump và Biden. Siêu tàu chở hàng mắc kẹt ở kênh đào Suez. Cãi nhau, bốc phốt các sao showbiz ở Việt Nam năm 2021…
Toàn những tin hot rầm rộ mạng xã hội, cả Facebook lẫn Youtube, cả báo chí lẫn truyền hình, cả trong nhà ra đến ngoài ngõ, người người hăng say bàn luận, phân tích. Chưa kể đến hàng tỉ các tin ở tầm phường xã, làng bản… cập nhật không ngừng nghỉ. Đến mức mà ăn cơm với gì, uống nước gì ở quán nào, người ta cũng đăng lên thành một tin cho dân tình Facebook xôn xao commment.
Cho tôi hỏi thật một câu nhé, trong những tin bạn đọc được, và được mọi người sôi nổi bàn tán mà bạn còn nhớ, những tin nào đã giúp cuộc sống của bạn hạnh phúc hơn ? giúp cho trí tuệ của bạn mở mang hơn, hay ít nhất giúp bạn thành công trong một việc cụ thể nào đó ?
Ở chiều ngược lại, bạn có biết những thông tin ấy đã lấy mất đi trong bạn những gì không ?
Bạn có nhận thấy, càng những năm gần đây, khi mà thói quen lướt Facebook xem hết tin này, đến tít khác, hết sự vụ này đến hình ảnh khác … càng ăn sâu vào máu, thì bạn ngày càng khó lòng kiên nhẫn và tập trung để đọc hết một cuốn sách hay, hoặc thậm chí ngay đến một bài viết dài mà sâu sắc, bạn cũng cảm thấy khó khăn để đọc cho hết được không ?
Bạn có nhận thấy khi quen với việc xem các video siêu ngắn trên Tiktok, thì bạn ngày càng khó xem hết các video dài truyền tải các thông điệp sâu sắc không ?
Vì sao vậy ?
Vì dung lượng trong bộ nhớ của bạn đã bị các tin tức “đốt sạch”, không còn chỗ để trí tuệ sử dụng khi cần nữa.
Sự thật, việc lướt tin lấy đi của bạn rất nhiều. Để bạn hình dung ra rõ hơn, tôi xin trích một đoạn nguyên văn trong cuốn sách “Nghệ thuật tư duy rành mạch” của Rolf Dobelli :
“…Chúng ta đều vô cùng thạo tin, ấy vậy mà những gì chúng ta biết lại vô cùng hạn hẹp. Vì sao vậy? Vì hai thế kỷ trước, chúng ta phát minh ra một loại hình kiến thức độc hại có tên là “tin tức”. Tin tức với bộ não cũng giống như đường với cơ thể ta vậy: gây thèm muốn, dễ tiêu hóa – và có tính hủy hoại cao về lâu về dài.
Ba năm trước, tôi tiến hành một cuộc thử nghiệm. Tôi ngừng nghe và đọc tin tức. Tôi ngừng đặt báo và tạp chí. Tôi dẹp luôn cả ti vi và đài phát thanh. Tôi xóa các ứng dụng tin tức khỏi chiếc iPhone của mình.
Tôi còn không thèm động vào một tờ báo miễn phí nào và cố tình nhìn đi chỗ khác khi có ai đó trên máy bay tìm cách mời tôi đọc một tin tức nào đó. Những tuần đầu tiên quả thật cũng khó khăn. Hết sức khó khăn. Tôi luôn luôn sợ mình sẽ bỏ lỡ điều gì đó.
Thế nhưng sau một thời gian, tôi có được một cách nhìn. Kết quả sau ba năm, tôi suy nghĩ sáng suốt hơm, nhiều kiến thức giá trị hơn, những quyết định tốt hơn, và có nhiều thời gian rảnh hơn hẳn.
Còn điều tuyệt với nhất? Tôi chưa bé bỏ lỡ điều gì quan trọng cả. Mạng lưới xã hội của tôi không phải Facebook, mà là mạng lưới trong xã hội thực bao gồm bạn bè và người quen bằng xương bằng thịt có tác dụng như một công cụ lọc tin tức giúp tôi không ngừng cập nhật.
Có hàng tá lý do để bạn từ bỏ theo dõi tin tức. Đây là ba lý do hàng đầu.
Đầu tiên, bộ nào của chúng ta phản ứng khác nhau với các kiểu thông tin khác nhau. Những chi tiết gây sốc, giật gân, liên quan đến cá nhân, ổn áo, thay đổi nhanh chóng đều kích thích chúng ta, trong khi đó những thông tin chưa bị chế biến, phức tạp và mang tính trừu tương lại làm chúng ta bình thản. Các nhà sản xuất tin tức tận dụng triệt để điều này. Những câu chuyện cuốn hút, những hình ảnh bắt mắt và những yếu tố” giật gần thu hút sự chú ý của chúng ta.
Hãy dành giây lát nhớ lại mô hình kinh doanh của họ: các nhà quảng cáo mua chỗ và qua đó tài trợ bảo chí với điều kiện bảo đăng quảng cáo của họ.
Kết quả: tất cả những gì tinh vi, phức tạp, trừu tượng và sâu sắc sẽ bị lọc bỏ một cách có hệ thống, mặc dù những điều đó có liên quan mật thiết hơn đến cuộc sống của chúng ta cũng như sự hiểu biết của chúng ta về thế giới.
Chỉ vì đọc tin tức, chúng ta cứ quanh quẩn với một tấm bản đồ méo mó trong đầu về những rủi ro và sự đe dọa chúng ta thực sự phải đối diện
Lý do thứ hai là, tin tức không hề đáng bận tâm. Trong mười hai tháng vừa qua, bạn có lẽ đã tiêu thụ khoảng chừng 10.000 mẫu tin – có lẽ vào khoảng ba mươi tin mỗi ngày.
Xin hãy thành thật: hãy thủ điểm lại một trong số tin tức đó, chỉ một tin duy nhất thôi, đã góp phần giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn trong cuộc sống riêng, trong sự nghiệp hoặc trong công việc làm ăn của bạn – và so sánh với việc bạn không hề đọc mẩu tin đó.
Không hề có một ai mà tôi từng hỏi qua có khả năng điểm tên hơn hai bài bảo hữu ích trong số cả 10.000 bản tin.
Một kết quả thảm hại. Các hàng thông tấn khẳng định rằng thông tin của họ đem lại cho bạn một thứ lợi thế cạnh tranh. Nhiều người đã cắn câu.
Trên thực tế, việc ngốn tin tức còn biểu thị cho sự bất lợi trong cạnh tranh. Nếu như tin tức thực sự giúp người ta thăng tiến, thì các nhà báo đã đứng đầu bảng xếp hạng thu nhập rồi. Nhưng thực tế lại không phải như thế, ngược lại là khác.
Thứ ba, tin tức chỉ tổ khiến ta phí thời gian. Một người bình thường trung bình phí phạm nửa ngày trời mỗi tuần cho việc theo dõi tình hình tin tức.
Xét trên phạm vi toàn cầu, đây là một sự thiệt hại kinh khủng về năng suất làm việc. Hãy nghĩ đến loạt tấn công khủng bố ở Mumbai hồi năm 2008. Chỉ vì lòng khao khát muốn nổi tiếng, lũ khủng bổ đã sát hại 200 người.
Giả sử có một tỷ người, tức là khoảng gần bằng dân số của Ấn Độ, dành ra một tiếng đồng hồ trong quỹ thời gian của họ để theo dõi tình hình sau vụ khủng bố họ đọc tin tức cập nhật theo từng phút một và theo dõi các cuộc trao đổi ngớ ngẩn của một vài “chuyên gia” và “nhà bình luận”.
Vậy chúng ta tính toán ra như sau: một tỷ người nhân với một tiếng đồng hồ sao nhãng, bằng một tỉ giờ không làm việc.
Nếu quy đổi số giờ này, ta sẽ thấy việc theo dõi tin tức làm lãng phí khoảng 2.000 cuộc đời – lớn gấp mười lần số tuổi thọ của những người đã chết trong vụ tấn công trên, xong thực tế việc mọi người chú ý, và bàn luận về tin này cũng chẳng giải quyết được gì. Nhận định này quả có phần châm biếm, nhưng chính xác.
Tôi tin rằng quay lưng với tin tức sẽ có lợi cho bạn không kém gì một liều “thần dược” tăng trí tuệ, sức thông minh cho bạn. Xin hãy từ bỏ thói quen đó, triệt để. Thay vào đó, hãy đọc những bài viết truyền tải kiến thức sâu sắc, và đọc sách.”
________________
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, nhận ra một loại bẫy tư duy mà thời đại thông tin bùng nổ này đã lập ra, không còn làm nạn nhân của chúng nữa.
Dừng quan tâm đến các tin. Và làm ơn, cũng đừng đem những bữa ăn bữa uống, những chuyện tầm phào không đầu không cuối trong cuộc sống của mình, đăng lên thành những “tin tức” để bạn bè bình phẩm, làm tăng bản ngã của chính mình và “đốt cháy” bộ nhớ của mọi người. Tin tôi đi, điều đó không đáng đâu.
Hãy giành thời gian quý báu của bạn cho những điều sâu sắc, đọc những bài viết, những kinh sách Phật giáo đầy trí tuệ, mở ra con đường an vui, tươi sáng cho cuộc đời mình. Ở nơi sâu thẳm nào đó, luôn còn rất nhiều những điều quý giá đang chờ trí tuệ của bạn đến khám phá. Đừng quên điều đó.