Home SÁT SINH Nhân quả nghiệt ngã phía sau thảm án tru di thập tộc

Nhân quả nghiệt ngã phía sau thảm án tru di thập tộc

0
288

Vào thời Minh, dưới triều vua Chu Nguyên Chương, có một người họ Phương vì muốn gia đạo nhà mình phát đạt, nên đã mời một thầy phong thủy cao tay đi tìm long huyệt để xây mộ cho cha. Sau khi đã tìm được huyệt tốt, thầy phong thủy hẹn ngày khởi công. Đêm trước đó, người họ Phương nằm mơ thấy một lão già áo đỏ đến trước mặt nói:

– Huyệt mà các hạ chọn chính là chỗ ở của ta, xin các hạ hoãn vài ngày để con cháu ta có thì giờ dọn đi nơi khác rồi mới động thổ.

Lão già nói xong lại van lạy rồi mới đi. Người họ Phương tỉnh dậy, nghĩ rằng chỉ là một giấc mộng vu vơ, nên không để tâm. Nhưng điều kỳ lạ, là khi đào huyệt, thì phát hiện ra bên dưới huyệt có một hang rắn lớn, trong đó có đến hàng trăm con rắn màu đỏ. Người họ Phương nghĩ đến giấc mộng, lúc này bắt đầu phân vân, nhưng cuối cùng thì vẫn cho người dùng lửa thiêu sạch đàn rắn.

Đêm hôm đó, người họ Phương lại nằm mơ thấy lão già áo đỏ xuất hiện, giận dữ đến trước mặt vừa khóc vừa trách:
– Ta đã van xin ông hoãn vài ngày cho ta để con cháu ta có thì giờ dọn đi nơi khác rồi mới động thổ. Chẳng những ông không cho hoãn mà còn dùng lửa đốt chết hết hơn 800 mạng trong tộc ta, lòng ông thật độc ác. Ông đã diệt tộc ta, ta cũng sẽ diệt tộc ông vậy.

Lão già áo đỏ nói xong rồi biến mất.

Năm sau, tức năm 1357, người họ Phương sinh được một đứa con trai, đặt tên là Phương Hiếu Nhụ. Không biết có phải do tác dụng của phong thủy mộ phần không, quả nhiên cậu bé Phương Hiếu Nhụ rất đặc biệt, tài đức vẹn toàn, lại ngay thẳng, bộc trực. Lớn lên Phương Hiếu Nhụ thi đậu làm quan, đường công danh không ngừng thăng tiến, trở thành một quan đại thần dưới triều Chu Doãn Văn.

Vậy phải chăng phong thủy tốt thì mọi chuyện sẽ đều hanh thông, chẳng có gì phải lo nữa ? Thực tế không đơn giản vậy, còn có một quy luật khác mạnh hơn phong thủy nhiều, đó là luật Nhân quả, và quy luật này thì rất khắc nghiệt.

Năm 1402, Yên vương Chu Lệ (chú của Chu Doãn Văn) kéo quân về cướp ngôi vua của Chu Doãn Văn. Cuộc đảo chính thành công, Chu Doãn Văn phải bỏ kinh thành lẩn trốn, Chu Lệ đăng cơ trở thành Minh Thành Tổ. Ngay sau đó, Chu Lệ ra lệnh giết sạch toàn bộ những đại thần quyết giữ lòng trung với Chu Doãn Văn.

Trong khi một số đại thần sợ chết nên chủ động ra đầu hàng, Phương Hiếu Nhụ lại quyết không phủ phục. Ban đầu do trọng tài năng của Phương Hiếu Nhụ, lại nể ông được nhiều người ca tụng, giữ lại sẽ có ích cho nước nhà sau này nên Chu Lệ vẫn cố gắng nhờ thuộc hạ thân tín khuyên nhủ, mong Phương Hiếu Nhụ quy hàng. Thậm chí đến khi Chu Lệ cử hành lễ đăng ngôi, ông cũng muốn Phương Hiếu Nhụ là người viết chiếu lên ngôi cho mình.

Bị ép buộc viết chiếu lên ngôi, Phương Hiếu Nhụ quyết không chịu, ông vừa gào thét, vừa tuyên bố dẫu cho có bị giết hết mười tộc cũng không viết. Nghe những lời này, Chu Lệ cũng không giữ bình tĩnh được nữa. Ông sai người phanh thây Phương Hiếu Nhụ rồi vứt xác ra chợ.

Sau đó ra lệnh tru di thập tộc Phương Hiếu Nhụ như lời ông nói. Bình thường trong lịch sử, phạm tội nặng thế nào cùng lắm là bị tru di cửu tộc, là xử tử người thân họ hàng 9 đời. Riêng lần này thì vua đem cả bạn bè, đệ tử của Phương Hiếu Nhụ ra giết, gọi là tru di thập tộc. Số người chết trong vụ án này lên đến 873 người! Tương đương với số rắn mà cha Phương Hiếu Nhụ đã giết năm xưa.

Phải chăng đó chỉ là trùng hợp ? Bạn có suy nghĩ gì về câu chuyện bi thương có thật trong lịch sử Trung Hoa này ? Theo bạn, ngay từ đầu, cha của Phương Hiếu Nhụ nên làm như thế nào ?

 

 

 

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Hãy góp ý cho Quang Tử về bài viết!x